Forgot password?

Ẩn quảng cáo - Esc

Thích bài này? Bài trướcBài sau

Tình Si

Sat Feb 02, 2013 8:44 pm

#1
  • Tình Si

Tình Si



thành viên gắn bó
thành viên gắn bó
Gia Nhập Gia Nhập : 29/05/2012
Bài Viết Bài Viết : 307
Điểm Thưởng Điểm Thưởng : 3159
Cám Ơn Cám Ơn : 60
17 mẹo để có tin vui năm 2013 Empty 17 mẹo để có tin vui năm 2013

Nếu bạn đang mong chờ một tin vui, hãy lên kế hoạch
thật rõ ràng để sớm được đón một thiên thần xinh đẹp, khỏe mạnh. Sau đây
là 16 điều bạn rất nên làm trước khi muốn có thai.



  • 1

    Khám sức khỏe

    Không chỉ khám sức khỏe tổng quan, bạn cần khám bác sĩ phụ khoa để
    đảm bảo mình không mắc một căn bệnh viêm nhiễm nào trước khi mang thai.
    Ngay cả bệnh tiểu đường, bệnh viêm vùng chậu cũng cần được điều trị để
    đảm bảo cho sức khỏe của bạn trong thời gian mang bầu. Nếu cần thiết,
    hãy tham gia một khóa học về sức khỏe sinh sản để chuẩn bị sẵn sàng cho
    việc làm mẹ.




  • 2

    Kiểm tra cân nặng

    Những người béo phì thì thường có ít cơ hội thụ thai hoặc có một sức
    khỏe tốt trong thời gian bầu bí. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải đối mặt với
    nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao hoặc sinh ra những em bé không khỏe
    mạnh. Vì thế, hãy lên một chế độ ăn uống khoa học cùng với việc tập thể
    thao để đảm bảo bạn không bị thừa cân quá mức.




  • 3

    Dừng hút thuốc

    Mặc dù đây là việc nói ra thì có vẻ thừa nhưng rõ ràng việc cai
    nghiện thuốc lá không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự mong muốn
    có một em bé khỏe mạnh thì hãy làm điều này càng sớm càng tốt. Khoa học
    cũng chứng minh nếu mẹ hút thuốc thì trẻ em sinh ra dễ có các hành vi
    lập dị và nghiêm trọng hơn là đối mặt với nguy cơ tự kỷ. Ngoài ra, một
    số trẻ còn bị nhẹ cân, khuyết tật do hít phải khói thuốc trong thời gian
    mang thai.




  • 4

    Bổ sung vitamin

    Các loại vitamin bổ sung sẽ rất cần thiết để chuẩn bị cho quá trình
    làm mẹ. Axit folic sẽ giảm nguy cơ các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống
    và các khuyết tật ống thần kinh khác. Mẹ thiếu axit folic con cũng có
    thể bị chậm phát triển về mặt ngôn ngữ so với bạn bè đồng lứa. Hãy tham
    khảo ý kiến bác sĩ để bạn có thể bổ sung vitamin và axit folic kịp thời.




  • 5

    Khám nha sĩ

    Khi bạn đang chuẩn bị cho việc mang thai, đừng quên về sức khỏe răng miệng. Sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai có thể gây ra bệnh nướu răng. Việc Tăng mức độ progesterone và estrogen khiến bà bầu dễ bị sưng, đỏ lợi, chảy máu mỗi khi đánh răng.

    17 mẹo để có tin vui năm 2013 1356581981-babau-lamdep-eva

    Nghiên cứu cho thấy phụ nữ nếu
    chăm sóc sức khỏe răng miệng trước khi có thai sẽ giúp giảm các nguy cơ
    biến chứng. Vì thế hãy tới khám nha sĩ nếu như bạn chưa làm điều đó
    trong 6 tháng qua.




  • 6

    Kiểm tra lại các biện pháp tránh thai

    Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai hàng ngày, hãy cố dùng cho hết
    liều thuốc để đảm bảo bạn không bị chảy máu bất thường. Thông thường
    phải mất vài tháng sau khi bỏ thuốc bạn mới có thể có thai lại, tuy
    nhiên, với một số người nhạy thì việc này sẽ diễn ra sớm hơn. Nhưng theo
    các chuyên gia, tốt nhất là sau khi bỏ thuốc tránh thai hay tháo vòng,
    bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai khác như bao cao su để đảm bảo chu
    kỳ ổn định trước khi có thai lại. Điều này cũng giúp bạn kiểm tra được
    vòng kinh và chu kỳ rụng trứng tốt hơn.




  • 7

    Tránh các bệnh lây nhiễm

    Nếu bạn đang cố gắng có thai, các căn bệnh này sẽ không tốt cho em bé
    của bạn. Vi khuẩn có thể có mặt trong các thực phẩm tái, salat, hoặc
    sữa chưa tiệt trùng. Một số vi khuẩn nguy hiểm còn có thể gây sảy thai
    hay thai chết luu. Bạn cũng nên tránh các loại nước trái cây chưa tiệt
    trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn Salmonella hay E. coli.

    Việc rửa tay thường xuyên và trước mỗi bữa ăn là hết sức cần thiết.
    Hãy đặt nhiệt độ tủ lạnh khoảng từ 2 tới 4 độ C, còn tủ đá từ khoảng -18
    độ C để đảm bảo cho việc giữ lạnh thực phẩm.

    Ngay cả việc đi đổ rác, làm vườn, nếu có thể hãy nhờ ông xã. Còn nếu không bạn nên dùng găng tay khi tiếp xúc với côn việc này.

    Cũng đừng quên chích ngừa cúm để tránh cảm cúm trong thời gian mang
    thai. Khoa học chứng minh bà bầu mắc cúm có thể gây ra các biến chứng
    nghiêm trọng cho em bé như viêm phổi, sinh non.




  • 8

    Giảm rủi ro từ môi trường

    Bạn không thể loại bỏ các loại ô nhiễm môi trường, nhưng có thể hạn
    chế điều này bằng cách tránh tiếp xúc với hóa chất như sản phẩm tẩy rửa,
    thuốc trừ sâu. Ngay cả phòng ngủ, phòng làm việc cũng thường xuyên dọn
    dẹp, lau vệ sinh để đảm bảo không khí được sạch sẽ.




  • 9

    Chọn thực phẩm lành mạnh

    Vì bạn sẽ phải ăn cho hai người nên việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh
    là rất cần thiết. Hãy bổ sung các loại trái cây, rau quả xanh, ngũ cốc
    nguyên hạt. Nước cam, sữa chua, sữa giúp bổ sung canxi, tăng cường sức
    khỏe. Cũng đừng bỏ qua các nguồn protein trong đậu, các loại hạt, đậu
    nành, thịt gia cầm, các loại thịt.




  • 10

    Tăng cường các món cá

    Cá là nguồn axit béo omega 3 tuyệt vời rất quan trọng với sự phát
    triển của não và mắt. Tuy nhiên, một số loại cá có thể chứa thủy ngân
    như cá thu, cá kình, cá kiếm thì bạn cần phải tránh. Hãy chọn các loại
    cá lành mạnh, được đánh bắt ở vùng biển không ô nhiễm và bổ sung vào bữa
    ăn hàng tuần.




  • 11

    Cải thiện sức khỏe cho ông xã

    Bởi chất lượng con giống tốt sẽ giúp em bé của bạn khỏe mạnh sau này.
    Hãy yêu cầu ông xã hạn chế rượu, thuốc lá. Một chế độ ăn uống lành mạnh
    cùng các bài tập thể dục sẽ rất cần thiết cho sức khỏe của chồng bạn.
    Ngay cả việc mặc quần lót, quần bò quá chật cũng có thể giảm bớt số
    lượng con giống. Cách tốt nhất, hãy cùng ông xã đi kiểm tra sức khỏe
    tổng thể trước khi bạn định có em bé.




  • 12

    Xác định ngày rụng trứng

    Không phải đơn giản chỉ cần quan hệ là bạn đã có thai. Bởi với một số
    người không nhạy thì việc này sẽ khó khăn hơn. Tốt nhất hãy theo dõi
    vòng kinh để tính ngày rụng trứng hàng tháng. Một số biện pháp tính ngày
    rụng trứng khác như dùng que thử, đo nhiệt độ cơ thể cũng có thể cho
    kết quả tương tự. Ngay cả việc kiểm tra chất nhày ở âm đạo cũng có thể
    giúp bạn nhận ra ngày rụng trứng. Bạn nên theo dõi trong vòng vài tháng
    để tìm ra quy luật cơ thể mình.




  • 13

    Đừng quan hệ quá nhiều

    Bạn từng nghĩ rằng việc này sẽ giúp cho cơ hội thụ thai tốt hơn, tuy
    nhiên, theo các chuyên gia, tốt nhất là nên chọn các quan hệ cách ngày
    để đảm bảo sức khỏe con giống, đồng thời không để vuột mất ngày rụng
    trứng.




  • 14

    Tư thế sau khi quan hệ

    Để mau thụ thai, bạn nên chú ý về tư thế nằm sau khi quan hệ. Một số
    phụ nữ có thói quen đi rửa ngay, tuy nhiên, việc này sẽ không tốt. Cách
    tốt nhất là hãy nằm thẳng trên giường, hai chân khép lại trong 10-15
    phút. Hoặc có thể hãy kê gối vào mông để cơ hội thụ thai tốt hơn.




  • 15

    Hãy thư giãn

    Đôi khi chuyện quá mong mỏi em
    bé cũng có thể khiến bạn căng thẳng. Hãy thư giãn bởi việc đó rất có
    lợi cho cơ hội thụ thai. Rất nhiều phụ nữ phải đợi vài tháng hoặc lâu
    hơn mới đưa kế hoạch này thành sự thật. Vì thế, hãy tận dụng thời gian
    này để chăm sóc cho nhau nhiều hơn.




  • 16

    Hãy nhờ bác sĩ can thiệp

    Nếu bạn trên 35 tuổi và đã thử 6 tháng mà không thành công thì hãy
    tới khám bác sĩ và tìm các giải pháp hỗ trợ giúp cho việc thụ thai dễ
    dàng hơn.




  • 17

    Chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc làm cha mẹ

    Một đứa trẻ ra đời sẽ xáo trộn cuộc sống của 2 bạn rất nhiều. Hãy
    cùng ngồi với anh ấy để thảo luận về các kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm
    trong gia đình. Ngay cả việc chia sẻ trách nhiệm, công việc chăm sóc con
    cũng cần phải có sự phân công rõ ràng. Bạn cũng cần lên kế hoạch tìm
    người phụ giúp khi mới sinh em bé, đó có thể là bà nội, ngoại hoặc là
    một người giúp việc.

Trả lời chủ đề này

Reply by Facebook
Điện thoại: 01692521505 - Email: phutu01@gmail.com - Yahoo: ad_phutu@yahoo.com - Bảng báo giá