Forgot password?

Ẩn quảng cáo - Esc

Thích bài này? Bài trướcBài sau

๖ۣۜTiger®

Sat Feb 02, 2013 8:34 pm

#1
  • ๖ۣۜTiger®

๖ۣۜTiger®



Thành viên tích cực
http://www.tnhketnoi.com
Thành viên tích cực
Gia Nhập Gia Nhập : 10/09/2011
Bài Viết Bài Viết : 681
Điểm Thưởng Điểm Thưởng : 10014
Cám Ơn Cám Ơn : 44
Info : sống và sống
Nên làm gì khi đứng trước nguy cơ hiếm muộn? Empty Nên làm gì khi đứng trước nguy cơ hiếm muộn?

Những trường hợp nên đi khám sớm



  • Nếu nghi ngờ vợ hoặc chồng bạn có bệnh lý, hoặc nguyên nhân gây hiếm
    muộn như: không có kinh, kinh nguyệt không đều, bị viêm phần phụ trước
    đó,v.v...


  • Người vợ trên 35 tuổi. Ở đây, có 2 lý do khiến bạn nên đi khám sớm.
    Thứ nhất, khả năng sinh sản sẽ giảm theo độ tuổi; thứ hai, quỹ thời gian
    để điều trị không còn nhiều.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Hiếm muộn là vấn đề của cả hai cặp vợ chồng và nguyên nhân có thể do
vợ hoặc chồng; có thể do cả hai. Do đó, khi đi khám nên đi cả hai vợ
chồng để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị.


  • Về phía vợ: Khi đi khám, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn một số thông tin
    như: Tuổi, số lần sinh, sẩy, nạo thai, các cách ngừa thai trước đó,
    kinh nguyệt đều hay không đều, bao lâu có kinh một lần, kinh nguyệt kéo
    dài bao lâu, có bị đau khi hành kinh hay không, có mổ hay mắc bệnh gì
    trước đây không?..

<blockquote>
Sau đó, có thể bác sĩ sẽ khám phụ khoa, cho bạn đi siêu âm và làm
thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm nội tiết, chụp X quang để đánh
giá tử cung và vòi trứng.

</blockquote>

  • Về phía chồng: Bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm về tinh trùng (còn
    gọi là tinh dịch đồ hay phân tích tinh dịch). Bạn nên tuân theo hướng
    dẫn của nhân viên phòng khám để có thể lấy được mẫu thử cho kết quả
    chính xác. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về sức khỏe của bạn hiện tại như:
    có bị bệnh quai bị lúc nhỏ hay không, nghề nghiệp bạn đang làm, bạn có
    hút thuốc lá, uống rượu hay không, bạn có thường thức khuya hay không,
    bạn có mắc bệnh gì trước đây về đường tiểu hay không, bạn hiện có sử
    dụng thuốc để điều trị bệnh nào khác không?...

<blockquote>
Những người chồng khó có con nên bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia,
mặc quần rộng, không nên tắm nước nóng quá; phụ nữ béo cần phải giảm cân
để dễ thụ thai là lời khuyên hữu ích để cải thiện khả năng sinh con.

Nên làm gì khi đứng trước nguy cơ hiếm muộn? Oanhntk201311816345987_0

</blockquote>




  • 2

    Chữa trị như thế nào?

    Các phác đồ điều trị hiếm muộn phổ biến thường tùy vào nguyên nhân,
    nhưng khả năng thành công trên mỗi bệnh nhân thường không dễ, vì còn tùy
    thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đơn giản nhất là những trường hợp bất
    thường về rụng trứng. Thuốc Clomiphene giúp cho trứng rụng và giải quyết
    được một số lớn vụ hiếm muộn do trứng rụng. Thường thì nếu quá 3 kỳ
    kinh nguyệt mà không có kết quả thì không có hy vọng gì nhiều. Tuy
    nhiên, thuốc này dễ làm cho người điều trị có khả năng sinh đôi, sinh
    ba, v.v…

    Ngoài ra, tùy nguyên nhân mà cách chữa trị khác nhau. Có khi phải
    dùng những hormone khác và có những trường hợp cần phải tiến hành giải
    phẫu; phải chữa bằng trụ sinh… Và nhiều trường hợp phải áp dụng biện
    pháp là thụ thai nhân tạo.

    Chúng ta có thể tham khảo một số kỹ thuật thụ tinh nhân tạo điển hình hiện nay như:

    <blockquote>1. Lấy trứng của người nữ hòa với tinh trùng người nam đã
    được rửa sạch để 48 giờ cho thành phôi, rồi đặt vào tử cung để tiếp tục
    mang thai.

    2. Lấy một hay nhiều trứng hòa với tinh trùng như
    trên, nhưng thay vì đưa vào tử cung, lại đưa ngay vào ống dẫn trứng để
    sinh phôi tại đó (sau đó phôi tự động đi về tử cung như khi thụ tinh tự
    nhiên).

    3. Cách thứ ba là hòa trứng với tinh trùng, rồi nuôi trong 24 giờ, sau đó mới đặt vào ống dẫn trứng như cách thứ hai.

    4.
    Phương pháp tân tiến nhất, gọi là Tubal Embryo Transfer, viết tắt là
    TET thì nuôi lâu hơn 24 giờ mới chuyển vào ống dẫn trứng, cũng có khi
    giữ cái phôi đông lạnh để dành trước khi đưa vào ống dẫn trứng.</blockquote>



  • 3

    Những triệu chứng có thể có sau điều trị

    Cuộc điều trị có thể gây chảy máu hoặc dị ứng với thuốc gây mê.
    Phương pháp này cũng có thể gia tăng khả năng mang đa thai (ví dụ như
    song sinh). Ngoài ra, thuốc kháng sinh và các loại dược phẩm có thể làm
    đau dạ dày, tiêu chảy hoặc bị dị ứng.

    Trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán chứng hiếm muộn, 80% đến
    85% các cặp vợ chồng được điều trị đã có thể có con. Tuy nhiên, các cặp
    vợ chồng cần phải trải qua nhiều đợt thụ tinh nhân tạo trước khi đạt
    được kết quả mong muốn.

Trả lời chủ đề này

Reply by Facebook
Điện thoại: 01692521505 - Email: phutu01@gmail.com - Yahoo: ad_phutu@yahoo.com - Bảng báo giá