Forgot password?

Ẩn quảng cáo - Esc

Thích bài này? Bài trướcBài sau

Tình Si

Thu Jan 24, 2013 7:46 am

#1
  • Tình Si

Tình Si



thành viên gắn bó
thành viên gắn bó
Gia Nhập Gia Nhập : 29/05/2012
Bài Viết Bài Viết : 307
Điểm Thưởng Điểm Thưởng : 3159
Cám Ơn Cám Ơn : 60
Cách trang trí bàn thờ gia tiên cúng Tết Empty Cách trang trí bàn thờ gia tiên cúng Tết

Giữ bàn thờ sạch bày tỏ lòng hiếu kính



Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế
nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này
không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng.
Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện
một cách cẩn thận, tỉ mỉ.





Cách trang trí bàn thờ gia tiên cúng Tết Oanhntk20121411179195_0




Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên.
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn
chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch
sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để
lau.

Trong tâm thức người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn có
một mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thờ tự là không gian
thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa
các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không
chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ
tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.

Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những
ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên,
phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận
bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ. Từ việc đánh
sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)...
đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu
tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.

Công việc quét tước nhà cửa thường là việc của phụ nữ trong nhà vì
nó đòi tính cẩn thận, tỉ mỉ. Song việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu
ái dành cho quý ông, đơn giản vì việc ấy nặng nhọc hơn. Hơn thế, người
đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để
tỏ lòng hiếu kính.

Phụ nữ trong nhà thì lo việc bếp núc, nấu nướng và dọn dẹp gian bếp.
Đó là cách nhìn từ văn hóa truyền thống xưa kia. Ngày nay, nhất là nơi
đô thị, chúng ta không còn biệt rạch ròi việc này như trước. Việc bày
biện hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ không phân biệt nam nữ, tuổi
tác như ở thôn quê. Tuy nhiên, để giữ nếp xưa, mọi nhà vẫn mời người lớn
tuổi nhất họ hay nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên
trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao thừa, mừng năm mới,
cúng tiễn...







  • 2


    Chu đáo bày biện, lễ cúng



    Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao
    ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi
    của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất.
    Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài
    vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc... Song vào những ngày Tết,
    công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định.





    Cách trang trí bàn thờ gia tiên cúng Tết Oanhntk20121411179242_1


    Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho
    tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho
    trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư
    thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến)
    tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao
    tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối... người ta thường
    đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương
    chuyển đến ông bà tổ tiên.

    Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã
    cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa
    quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon.
    Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.

    Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy
    bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao
    hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử
    dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên
    ngày Tết...

    Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất.
    Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm
    cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét...

    Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30.
    Có nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục
    trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang
    tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu...

    Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết
    tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương
    dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc
    biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài... là những loại hương
    có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc - Trung - Nam.







3

Mâm ngũ quả ngày Tết

Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ - hỏa -
mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó.
Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh,
bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú
(giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) -
ninh (bình yên).


Cách trang trí bàn thờ gia tiên cúng Tết Oanhntk201214112244257_2

Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả.
Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ
tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong
sự cầu xin) - Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) - Vừa (đọc chệch âm
là dừa: quả dừa) - Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch
của âm xoài).

Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn,
quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả
mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy
sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn,
phồn thịnh cát tường.

Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng
loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp
trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố
thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc
mình.



Cuối cùng, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày
với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ
tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống
mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới
an khang, thịnh vượng hơn.
Trả lời chủ đề này

Reply by Facebook
Điện thoại: 01692521505 - Email: phutu01@gmail.com - Yahoo: ad_phutu@yahoo.com - Bảng báo giá