Forgot password?

Ẩn quảng cáo - Esc

Thích bài này? Bài trướcBài sau

Tình Si

Thu Jan 24, 2013 7:42 am

#1
  • Tình Si

Tình Si



thành viên gắn bó
thành viên gắn bó
Gia Nhập Gia Nhập : 29/05/2012
Bài Viết Bài Viết : 307
Điểm Thưởng Điểm Thưởng : 3159
Cám Ơn Cám Ơn : 60
Phong tục cúng ông Táo Empty Phong tục cúng ông Táo

Sự tích Táo quân

Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết
quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các
tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có
lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó
có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên
sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh
vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ.
Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi
ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị
Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân
hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó
giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn.

Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng
Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy
Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang
cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2
ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho
phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau”
hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa
cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm
hạnh của con người.

Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia
đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.


Phong tục cúng ông Táo Oanhntk20121410495654_0

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo
và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong
gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23
tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo
mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt
xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều
điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về
chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành
cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép
(còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò
bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.

Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình
dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong,
người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông,
hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.







  • 2


    Lễ vật:

    Mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi,
    đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Ba con
    cá chép sống.

    Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp
    thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ,
    sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.







  • 3


    Bài khấn:

    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
    Tín chủ chúng con là: …………
    Ngụ tại: ………………………….
    Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa
    hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm
    hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù
    Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
    Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
    Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm
    chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh
    khang thái.
    Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.


    - Phục duy cẩn cáo!


Trả lời chủ đề này

Reply by Facebook
Điện thoại: 01692521505 - Email: phutu01@gmail.com - Yahoo: ad_phutu@yahoo.com - Bảng báo giá