Forgot password?

Ẩn quảng cáo - Esc

Thích bài này? Bài trướcBài sau

Badgirl

Wed Jan 23, 2013 1:03 pm

#1
  • Badgirl

Badgirl



—»(¯`[Vip]Mod´¯)™
—»(¯`[Vip]Mod´¯)™
Gia Nhập Gia Nhập : 12/09/2011
Bài Viết Bài Viết : 49
Điểm Thưởng Điểm Thưởng : 1177
Cám Ơn Cám Ơn : 6
 Cách chữa bệnh "Muốn yêu mà ngại xin phép" Empty Cách chữa bệnh "Muốn yêu mà ngại xin phép"

Dấu hiệu mắc bệnh

Có một sự thật là những cô gái thích cuộc sống gia đình ổn định càng
có xu hướng thân thiết với bố mẹ chồng tương lai. Trong khi đó, các nàng
cá tính, sống độc lập liên tục khất lần chuyện ra mắt.

Lý giải điều này, thạc sĩ Trần Thị Ánh Tuyết, giảng viên Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, phân tích: “Phụ nữ hướng nội coi trọng
việc xây dựng mối quan hệ trong gia đình. Các cô hướng ngoại lại có xu
hướng sống cho riêng mình. Họ sợ rằng sự xuất hiện của bố mẹ bạn trai sẽ
khiến mối quan hệ của mình bị gò vào khuôn phép, không được tự do thoải
mái như trước. Bên cạnh đó, họ nghĩ khó chiều người lớn tuổi nên càng
tránh xa càng đỡ phiền phức”.

Bạn có mối quan hệ nghiêm túc trên một năm. Bạn yêu chàng thực lòng,
nhưng chưa có kế hoạch cưới xin trong vài ba năm tới, hoặc muốn cưới
nhưng chưa xác định là khi nào. Số lần bạn về thăm nhà chàng chưa quá
năm đầu ngón tay. Bạn luôn để chàng nhắc nhở sinh nhật của bố mẹ anh ấy.
Đôi khi bạn còn chẳng biết tên và nghề nghiệp của họ. Về phía ngược
lại, họ cũng chẳng tha thiết gì bạn. Cũng đôi lần họ đánh tiếng muốn bạn
đến nhà chơi, nhưng bạn chỉ tặc lưỡi: “Không phải hôm nay”.

Xin chia buồn, bạn đã mắc bệnh!

 Cách chữa bệnh "Muốn yêu mà ngại xin phép" Trangbh2013121161218414_0





  • 2

    Những hậu quả lâu dài

    Điều đáng sợ của căn bệnh là hậu họa của nó không phát tán ngay mà sẽ
    đổ dồn vào thời điểm sau này. Không ông bố, bà mẹ nào muốn gửi gắm con
    trai mình cho một cô gái không rõ nguồn gốc xuất xứ, không quan tâm đến
    gia đình chồng tương lai. Bên cạnh đó, đừng nghĩ tình yêu của bạn đủ để
    giam trái tim chàng mãi mãi. Các chàng trai không mù quáng và hiền lành
    như bạn vẫn nghĩ. Chàng đang ngấm ngầm quan sát cách bạn đối xử với
    người thân của mình để cân đo đong đếm xem có nên sống trọn đời với bạn
    không.

    Trong trường hợp bạn và chàng kết hôn, cuộc sống bố mẹ chồng – nàng
    dâu sau này sẽ gặp không ít khó khăn. Ngay cả một người giúp việc cũng
    cần có thời gian làm quen với gia chủ trước khi ký hợp đồng, nói chi là
    làm dâu.



3

Căn nguyên và cách chữa

Ngại tiếp xúc với người lớn tuổi

Người trẻ thường giỏi giao tiếp với bạn đồng trang lứa hoặc nhỏ tuổi
hơn, nhưng lại ngại va chạm các thế hệ đi trước. Nghĩ đến người lớn, bạn
luôn liên tưởng ngay các bà sếp khó tính, thầy cô giáo nghiêm khắc,
hàng xóm hay soi mói, người quen và họ hàng hễ gặp lại hỏi thăm và răn
dạy bạn hàng tỷ bài học “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Chính những ấn tượng
đáng sợ về người lớn tuổi khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành đã ăn sâu
vào đầu chúng ta, vô tình tạo thói quen khiến bạn không thấy hứng thú
khi trò chuyện với họ.

Kê đơn: Thực sự luôn có sự mâu
thuẫn dù ít dù nhiều giữa các thế hệ. Đừng xa lánh thế hệ đi trước mà
nên đối diện với họ. Tập thói quen chào hỏi hàng xóm, năng đi họp tổ dân
phố để lắng nghe các cụ phát biểu, quan tâm chăm sóc ông bà, họ hàng.
Giao tiếp với người lớn cũng giống phát biểu nơi đông người, chỉ cần
thực hành nhiều lần, một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra việc này không khó
như ta vẫn nghĩ, thậm chí người lớn còn chia sẻ nhiều lời khuyên bổ ích
nếu bạn thật lòng muốn tiếp thu.

Sợ bị coi như con cháu trong nhà

Một số bạn gái thường quan niệm sau khi đã trình diện, mình sẽ phải
thường xuyên lui tới để thăm hỏi bố mẹ anh ấy. Mỗi lần gia đình chàng tổ
chức đám giỗ, tiệc tùng, ngoài bổn phận phụ giúp việc nhà như cô con
dâu tương lai, bạn sợ phải trả lời quá nhiều câu hỏi riêng tư từ họ hàng
nội ngoại của chàng, những người hoàn toàn xa lạ với bạn.

Kê đơn: Ít mà chất lượng, đó là quy luật vàng trong nguyên
tắc ứng xử với gia đình bạn trai. Thái độ quan tâm và biết điều của bạn
sẽ là chuẩn mực để các phụ huynh cấp giấy thông hành cho phép con trai
mình qua lại với bạn nữa hay không, chứ không phải qua số lần bạn đến
chơi kèm theo quà cáp cầu kỳ. Không cần ghé thăm các cụ nhiều lần, nhưng
đảm bảo mỗi lần bạn xuất hiện đều với thái độ vui vẻ, ân cần. Ngoài ra,
gọi điện thoại thăm hỏi cũng được chấp nhận.

Đừng né tránh họ hàng của chàng, sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt
với họ. Luôn nhớ rằng, chừng nào chưa kết hôn, bạn vẫn là khách trong
nhà chàng và chẳng ai làm bạn phải khó xử đâu.

Sợ bị bắt cưới

Trường hợp này hay xảy ra với những chị em có bạn trai ở tuổi “dừ”.
Bố mẹ chàng thường xuyên đánh tiếng muốn bạn tới nói chuyện, không thì
“giải tán” để tìm mối khác nghiêm túc hơn. Khốn nỗi “Mị vẫn còn trẻ, Mị
muốn đi chơi”.

Kê đơn: Bạn càng trốn tránh, nguy
cơ chàng nghe lời bố mẹ càng cao. Mỗi lần họ nhắc đến chuyện cưới xin,
bạn trả lời lại với nụ cười đánh trống lảng, đừng tỏ rõ thái độ phản
đối, cũng đừng để phụ huynh hai bên gặp nhau. Bằng cách đó, bạn đã chứng
minh sự nghiêm túc với con trai họ, chỉ là bạn còn quá trẻ và chưa sẵn
sàng trở thành một người vợ, người mẹ.

 Cách chữa bệnh "Muốn yêu mà ngại xin phép" Trangbh2013121161220464_1

Hãy là chính mình

Trên đây chỉ là ba trong số rất nhiều lý do khiến bạn chưa thể xuất
hiện ở bữa cơm tối nhà chàng. Đây là căn bệnh tâm lý dễ mắc phải đối với
các cô gái hiện đại, nhưng chữa dứt điểm không khó. Bố mẹ nào cũng
thương con, trong khi đó bạn là hạnh phúc tương lai của con họ nên việc
ông bà muốn biết bạn nhiều hơn là nhu cầu chính đáng. Đừng quá lo! Tình
yêu của chàng và “bản năng sinh tồn” của người phụ nữ sẽ giúp bạn sống
sót qua buổi gặp gỡ đầu tiên này. Gặp mặt phụ huynh giống như học bơi,
chỉ cần làm được một lần ắt sẽ làm ngon lành ở những lần sau
Trả lời chủ đề này

Reply by Facebook
Điện thoại: 01692521505 - Email: phutu01@gmail.com - Yahoo: ad_phutu@yahoo.com - Bảng báo giá